Van cơ điện từ được dùng để làm gì?

Van cơ điện từ là gì? Van điện từ có tên tiếng anh là solenoid valve. Đúng như tên gọi của nó, van sử dụng từ trường để đóng mở, kiểm soát lưu chất trong hệ thống đường ống. Van sử dụng nguồn điện 24v, 220v xoay chiều hoặc một chiều.

Van cơ điện từ là gì?

Van cơ điện từ đôi 5 cửa 2 vị trí 4V220-08 4V320-10 4V420-15 4V120-
Van cơ điện từ là gì?

Van cơ điện từ (van định hướng, directional control valve, solenoid valve) là một thiết bị cơ điện được sử dụng để kiểm soát dòng chảy của chất lỏng hoặc khí.

>>>Xem thêm: Công nghệ nhiệt điện áp dụng trong thời đại công nghệ

Ưu nhược điểm và ứng dụng của van điện từ

Ưu điểm của van cơ điện từ

– Đóng/ mở van rất nhanh chóng, gần như tức thời khi cung cấp nguồn điện điều khiển. Và khi ngắt nguồn điện van cũng đóng/ mở tức thời.

– Van hoạt động rất ổn định, độ bền cao, dễ dàng vận hành và sử dụng.

– Kích thước và chất liệu của van đa dạng, sử dụng được cho nhiều hệ thống và môi trường như nước, dầu, khí, hơi…

– Điện áp điều khiển đa dạng, phù hợp với nhiều nguồn điện khác nhau: 12V, 24V, 110V, 220V…

– Giá thành của van tương đối rẻ so với các loại van điều khiển tự động.

Nhược điểm của van cơ điện từ

– Lưu chất sau khi đi qua van sẽ giảm lưu lượng và tụt áp.

– Phần pít tông dễ bị kẹt bởi các cặn bẩn có trong nước hoặc dầu.

– Không duy trì điện áp lâu và liên tục vì từ trường có thể gây nóng và chập, hư hỏng van.

Ứng dụng của van điện từ

Van điện từ được ứng dụng hầu hết trong công nghiệp cũng như dân dụng. Chúng ta có thể bắt gặp các loại van này trong các thiết bị thủy lực, thiết bị máy nén khí, hệ thống khí nén, hệ thống bơm nước…

Trong công nghiệp, solenoid valve dùng cho các hệ thống nước sạch, hệ thống sử lý nước thải hay các hệ thống vi sinh….

Trong dân dụng, các loại solenoid valve được dùng cho cấp nước và xả nước áy giặt, van đảo chiều điều hòa không khí, các loại máy hàn mig dân dụng

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại van điện từ

Van điện từ 5/2 một đầu điện 4V210-08 Airtac AC220V
Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại van điện từ

Cấu tạo của van điện từ

  1. Valve Body (Thân van)
  2. Inlet Port (Đường lưu chất đi vào)
  3. Outlet Port (Đường lưu chất đi ra)
  4. Coil Solenoid (Cuộn dây điện từ)
  5. Coil Windings (Cuộn hút)
  6. Lead Wires (Dây cấp nguồn)
  7. Plunger (Pít tông)
  8. Spring (Lò xo)
  9. Orifice (Cửa van)

Nguyên lý hoạt động của van điện từ

Van cơ điện từ bên trong mỗi chiếc van điện từ (van định hướng, directional control valve, solenoid valve) đều có 1 cuộn lõi dây điện quấn quanh 1 lõi sắt và 1 lò xo nén giữ lõi sắt này. Mặt khác, chiếc lõi sắt được giữ dưới lớp gioăng cao su.

Trong trường hợp không có dòng điện chạy qua thì lò xo giãn ép vào lõi sắt đẩy cửa van đóng.

Còn khi có dòng điện chạy qua cuộn lõi dây, cuộn dây bị nhiễm từ sản sinh ra từ trường tạo thành lực hút lõi sắt, lực từ trường đủ lớn để thắng làm giãn lò xo làm cửa van mở.

Hầu hết các loại van điện từ hiện nay đều hoạt động dựa trên nguyên lý này. Nhưng cũng có một số van điện từ khác thay thế lõi sắt và lò xo bằng pít tông, cơ chế hoạt động tương tự.

>>>Xem thêm: Thiết bị Kết nối switch với máy tính là gì?

Phân loại van điện từ

Van điện từ Airtac , Van khí nén Van Điện Từ Khí Nén AIRTAC 4V210-08 (Van Khí Nén 5/2, Ren 13mm) 24V,110V,220V | Shopee Việt Nam
Phân loại van điện từ

Phân loại theo chức năng của van điện từ

– Van điện từ thường đóng (NC)

Là van điện từ mà ở trạng thái chưa cấp điện thì van sẽ luôn đóng, khi cần van mở thì chúng ta phải cấp điện cho van, khi đó van sẽ sinh ra lực từ trường từ cuộn hút (cuộn điện) và sẽ làm cho van trở về trạng thái mở, để duy trì mở thì chúng ta cũng phải duy trì nguồn điện cấp vào. Khi chúng ta muốn đóng van thì ngưng cấp điện thì van sẽ tự động trở về trạng thái ban đầu của van (tức là trạng thái đóng).

Van điện từ thường đóng là loại van rất thông dụng trên thị trường, và đại đa số người ta thường sử dụng van này.

Van điện từ thường mở (NO)

Phân loại theo vật liệu chế tạo van điện từ

– Đồng: dùng cho nhiều môi trường khác nhau, phổ biến là môi trường nước, khí nén, hơi.

– Inox: dùng cho môi trường có tính đặc trưng cao như nước thải, nước có hóa chất,…

– Nhựa: dùng cho môi trường bên ngoài không khí, chịu ăn mòn cao, hoặc dùng cho nước thải, nước có hóa chất,…

Bài viết trên đã cho các bạn biết về Van cơ điện từ. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết cảu mình nhé.

>>Xem thêm: Điện thoại analog phone và những điều bạn cần nên biết

Lộc Đạt-tổng hợp

Tham khảo ( baoanjsc, vancongnghiep, … )

Lên đầu trang