Công tắc áp suất được dùng để làm gì và những điều bạn cần biết

Mục lục

Nhắc đến công tắc áp suất thì chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đoán được đây là một thiết bị công nghiệp có chức năng đóng ngắt. Hầu như trong các hệ thống khí nén, hệ thống thủy lực bất kỳ từ công suất nhỏ, đơn giản đến công suất lớn, cấu tạo phức tạp đều có lắp và sử dụng thiết bị này. Sẽ vô cùng khó khăn cho những khách hàng lần đầu tìm hiểu về rơ le áp. Cùng mình tìm hiểu về công tác áp xuất qua bài viết dưới đây nhé.

Công tắc áp suất là gì?

Theo như quan sát của chúng tôi thì công tắc áp suất là một thiết bị có khả năng ứng dụng đa dạng từ các dây chuyền khí nén, thủy lực phục vụ sản xuất công nghiệp cho đến các thiết bị vật tư nước, máy nén khí hay các công trình xây dựng, khu chung cư, trung tâm thương mại…

Công tắc áp suất điều bạn càn biết
Công tắc làm được gì?

Vậy tới đây, không ít người sẽ thắc mắc công tắc áp suất là gì?

Chúng ta có thể hiểu cơ bản như sau đó là thiết bị được các hãng sản xuất thiết kế để cung cấp cho người dùng một công có thể chuyển đổi được tín hiệu áp lực hoặc hiệu áp lực thành tín hiệu mở tắt của mạch điện.

Ngoài tên gọi công tắc áp thì nó còn được gọi là rơ le áp, relay áp suất (Pressure Switches). Cấu tạo của một rơ le khá phức tạp với rất nhiều bộ phận như sau: hộp giãn nở, lò xo, vít, đầu nối, tay đòn, đường nối dây điện, tiếp điểm… Tùy vào loại thiết bị mà cấu tạo này có thể thêm một số bộ phận, chi tiết.

>>>Xem thêm: Công nghệ nhiệt điện áp dụng trong thời đại công nghệ

Nguyên lý công tắc áp suất hoạt động.

Nó dùng áp suất của chất chứa bên trong buồng hoặc thùng chứa để kích hoạt cơ chế hoạt động vật lý. Sau đó nó sẽ kích hoạt hai tiếp điểm bên trong để thực hiện việc chuyển mạch đóng mở (on/off) thiết bị đã được kết nối từ ban đầu. Đối với loại công tắc áp suất cơ thì những điểm áp suất được cài đặt sẵn do các nhà sản xuất nên không thể điều chỉnh.

Đối với công tắc áp suất điện thì khác, nó sử dụng tín hiệu điện để kích hoạt công tắc. Nó còn thường cung cấp tín hiệu thứ cấp giúp theo dõi mức áp lực trong buồng. Các điểm chuyển đổi, điểm áp suất thường được định sẵn trong các nhà máy nhưng có thể được điều chỉnh theo yêu cầu thông qua dao diện.

Rơ le công tắc áp suất được lắp và dùng ở đâu?

Với các rơ le áp suất nước sẽ được lắp vào các máy bơm nước giếng đào, giếng khoan. Trong khi đó, rơ le áp suất khí nén là bộ phận không thể thiếu của các máy nén khí. Ngoài ra, thiết bị còn ứng dụng trong chuyển đổi dòng điện cao của hệ thống bơm nước, lắp trên các bảng áp suất của cửa trượt, kiểm soát sạc các tế bào bên trong pin, kích hoạt báo động nếu áp suất trong máy bay, trực thăng giảm…

Phân loại công tắc áp suất hiện nay

Công tắc áp suất điện tử | Sự hữu dụng đến từ những công nghệ hiện đại
Phân loại công tắc áp suất hiện nay

Hiện nay, dạo một vòng thị trường có rất nhiều loại công tắc áp nhưng được phân chia thành 2 loại chính đó là: Công tắc áp suất khí né và thủy lực.

Công tắc áp suất khí nén (Rơ le áp suất khí nén)

Việc phân loại cụ thể công tắc áp sẽ giúp cho việc lựa chọn sử dụng thiết bị có độ chính xác và phù hợp cao, tiết kiệm thời gian và chi phí. Người ta phân chia công tắc áp suất đơn, kép dựa trên số lượng các tín hiệu cảm biến có thể nhận tín hiệu trong thiết bị.

Công tắc áp suất đơn (Rơ le áp suất đơn)

Cấu tạo của công tắc áp đơn: vít đặt áp suất thấp LP, vít đặt vi sai LP, tay đòn chính, lò xo chính, lò xo vi sai, hộp xếp giãn nở, đầu nối áp suất thấp, tiếp điểm, vít đấu dây điện, vít nối đất, lối đưa dây điện vào, cơ cấu lật để đóng mở tiếp điểm dứt khoát, tấm khóa, tay đòn, vấu đỡ, nút reset, đối với công tắc áp suất cao, vít đặt áp suất cao HP, đầu nối áp suất cao.

>>>Xem thêm: Điện thoại analog phone và những điều bạn cần nên biết

Rơ le áp suất thấp

Rơ le áp suất thấp được chế tạo để hoạt động trong áp suất bay hơi hay ngắt mạch máy nén khí khi áp bắt đầu giảm xuống đến mức bảo vệ máy nén. Ngoài ra, nó còn dùng để điều chỉnh năng suất lạnh.

Một số loại rơ le thấp phổ biến: Rơ le áp suất Danfoss Kp2, Danfoss Kp1, rơ le Danfoss 1A…

Có một điều lưu ý với khách hàng đó là:

Công Tắc Áp Suất | Rơle Áp Suất | Made In France | Atex Version
Có một điều lưu ý với khách hàng đó là:

Các tiếp điểm của công tắc hoạt động với tốc độ cao, có áp lực đóng tiếp điểm động lên các tiếp điểm tĩnh. Điều này là vô cùng cần thiết để tránh được các sự cố như cháy, dính tiếp điểm, nổ tiếp điểm do sự hình thành của các hồ quang hoặc tia lửa điện khi mở tiếp điểm. Với một rơ le, tiếp điểm rất quan trọng và hồ quang chính là mộ trong những nguyên nhân chính gây hỏng tiếp điểm. Từ đó, trục trặc tại các tiếp điểm giảm, tăng tuổi thọ cho rơ le

Thời gian từ khi tiếp điểm động gặp tiếp điểm tĩnh và đến kết thúc mạch thì người ta gọi đó là thời gian đóng mạch.

Thời gian đóng mạch trung bình của một rơ le là khoảng một phần vạn giây.

Bài viết trên đã cho các bạn biết về Công tắc áp suất . Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.

>>Xem thêm: Thiết bị repeater wifi là gì? Những điều bạn cần biết

Lộc Đạt-tổng hợp

Tham khảo ( tudonghoadanang, gmpclean, … )

Scroll to Top