Đồng hồ đo điện được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống cũng như sản xuất. Vậy đồng hồ đo điện là gì? Cấu tạo và công dụng của đồng hồ đo điện ra sao? Đọc bài viết của mình để tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này bạn nhé!
Đồng hồ đo điện là gì?
Đồng hồ đo điện được gọi với nhiều cái tên khác nhau như đồng hồ vạn năng, đa năng,… Đây là một dụng cụ đo lường điện có nhiều chức năng, chuyên dùng để kiểm tra, xác định các thông số của dòng điện một chiều hoặc dòng điện xoay chiều, bao gồm: Cường độ dòng điện, điện áp, điện dung, điện trở, tần số, đo tra diode,…

Đồng hồ vạn năng được chia thành hai loại chính là đồng hồ vạn năng kim và đồng hồ vạn năng điện tử hiện số.
Kim: Là dòng đời đầu, thường chỉ đo đại một số thông số cơ bản như cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. Kết quả đo sẽ được hiển thị bằng kim chỉ trên một thước đo hình cung.
Đồng hồ vạn năng điện tử: Là loại thông dụng nhất hiện nay, hoạt động nhờ nguồn điện như pin. Kết quả đo được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng dạng số. Đồng hồ vạn năng điện tử được trang bị nhiều tính năng hơn hẳn so với kim.
>>>Xem thêm: Công nghệ nhiệt điện áp dụng trong thời đại công nghệ
Cấu tạo của đồng hồ đo điện
Cấu tạo đồng hồ vạn năng kim
- Cấu tạo bên ngoài: Kim chỉ thị, cung chia độ, vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh, đầu đo điện áp thuần xoay chiều, đầu đo dương hoặc bán dẫn dương P, đầu đo chung Com hoặc bán dẫn âm N, vỏ trước, mặt chỉ thị, mặt kính, vỏ sau, nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ), chuyển mạch chọn thang đo, đầu đo dòng điện xoay chiều.
- Mạch điện bên trong: Đầu cắm que đo (OUTPUT và COM), khối hiển thị gồm M, khối nguồn, hệ thống điện trở bù nhiệt, khối bảo vệ và khối đo.
Cấu tạo đồng hồ vạn năng điện tử hiện số
Một đồng hồ vạn năng điện tử thường có cấu tạo gồm các bộ phận như sau: Nút dừng kết quả đo, nút nguồn power, màn hình hiển thị hiện số, đầu đo dòng điện nhỏ, đầu đo dòng điện lớn, đầu đo chung COM, đầu đo điện trở, điện áp, đo hệ số khuếch đại của Transistor khóa chuyển mạch, mạch điện tử,…
Lưu ý: Không phải tất cả các loại đều có cấu tạo gồm tất cả các bộ phận trên. Một số thiết bị có thể có ít hơn hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào từng nhà sản xuất, từng phiên bản.
Công dụng của đồng hồ đo điện

Đồng hồ đo điện dùng để làm gì? Chúng thường được sử dụng để kiểm tra, xác định thông số của dòng điện, cụ thể:
Công dụng của đồng hồ đo điện kim
Đồng hồ vạn năng kim thường có 3 công dụng chính là đo hiệu điện thế, đo điện trở và đo cường độ dòng điện.
Công dụng của đồng hồ đo điện hiện số
Ngoài 3 chức năng cơ bản là đo hiệu điện thế, đo điện trở, đo cường độ dòng điện, các dòng đồng hồ vạn năng điện tử hiện nay còn được trang bị thêm các tính năng như:
- Kiểm tra nối mạch
- Được trang bị thêm các bộ khuếch đại điện cho phép người dùng đo hiệu điện thế, đo cường độ dòng điện nhỏ khi điện trở lớn.
- Đo độ tự cảm của cuộn cảm và điện dung của tụ điện, có ích khi kiểm tra và lắp đặt mạch điện.
- Kiểm tra diode và transistor.
- Hỗ trợ cho đo nhiệt độ bằng cặp nhiệt.
>>>Xem thêm: Phân biệt Modem và Router một cách chính xác nhất
Cấu tạo của đồng hồ đo điện

Cấu tạo đồng hồ vạn năng chỉ thị kim
Cấu tạo bên ngoài
Một đồng hồ đo điện vạn năng chỉ thị kim bao gồm các bộ phận bên ngoài như sau:
1 – Kim chỉ thị
2 – Vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh
3 – Đầu đo điện áp thuần xoay chiều
4 – Đầu đo dương (+), hoặc P (Bán dẫn dương)
5 – Đầu đo chung (Com), hoặc N (Bán dẫn âm)
6 – Vỏ trước
7 – Mặt chỉ thị
8 – Mặt kín
9 – Vỏ sau
10 – Nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ)
11 – Chuyển mạch chọn thang đo
12 – Đầu đo dòng điện xoay chiều 15A
Mạch điện bên trong
Đầu cắm que đo (OUTPUT và COM), khối hiển thị gồm M, khối nguồn, hệ thống điện trở bù nhiệt, khối bảo vệ và khối đo.
Cấu tạo đồng hồ vạn năng điện tử hiện số
Đồng hồ điện tử thường có cấu tạo gồm các bộ phận như sau: Nút dừng kết quả đo, nút nguồn power, màn hình hiển thị hiện số, đầu đo dòng điện nhỏ, đầu đo dòng điện lớn, đầu đo chung COM, đầu đo điện trở, điện áp, đo hệ số khuếch đại của Transistor khóa chuyển mạch, mạch điện tử,…
Phần máy chính
- Hand strap: Dây đeo máy
- Meter cover: Phần hiển thị
- Scale: Thang chia
- Pointer: Kim chỉ đo
- Zero Position adjuster: Điều chỉnh điểm 0
- Range selector knob: Chọn chế độ đo, giải đo
- Panel: Thân thiết bị đo
- Test lead storage space: Chỗ để que đo
- 0 Ohm adjuster knob: Điều chỉnh điện trở về 0
- Tes probe: Que đo đỏ, que đo đen
- Test pins: Đầu kiểm tra
Phần hiển thị
Lưu ý: Không phải tất cả các loại đồng hồ đo điện đều có cấu tạo gồm tất cả các bộ phận trên. Một số thiết bị có thể có ít hơn hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào từng nhà sản xuất, từng phiên bản.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về đồng hồ đo điện. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>xem thêm: Thiết bị voice gateway và thiết bị bao gồm những gì
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( quantrimang, haophuong, … )